Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa gốc Nam Á
cây 核 / 𣘃
◎ Đối ứng kəl¹ (Mường), kəʌi² (Rục), [VĐ Nghiệu 2011: 60], kɤl, kɤn (25 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 189]. Huệ Thiên cho rằng nguyên từ là 根 (荄) hoán dụ từ gốc cây (2006: 377). Tồn nghi. Tạm vẫn coi là từ gốc Nam Á.
dt. thực vật có thân rễ lá. (Ngôn chí 5.3, 11.4, 11.5, 14.3, 21.5, 22.6)‖ (Mạn thuật 25.1, 26.4, 28.6)‖ Chim đến cây cao chim nghĩ đỗ, quạt hay thu lạnh quạt sơ thâu. (Trần tình 40.5)‖ (Thuật hứng 54.1, 67.7)‖ (Tự thán 79.2, 88.4)‖ (Bảo kính 131.7, 136.1, 137.1, 165.6, 176.4)‖ (Mai 214.3)‖ (Lão mai 215.1)‖ (Tùng 218.1)‖ (Thiên tuế thụ 235.1)‖ (Miêu 251.4).
dt. loại từ dùng để trỏ những vật có thân hình trụ. Án sách cây đèn hai bạn cũ, song mai hiên trúc một lòng thanh. (Ngôn chí 7.5).
dt. (bóng) tổ tiên. Có tông có tộc mựa sơ thay, vạn diệp thiên chi bởi một cây. (Bảo kính 145.2, 151.1)‖ Ngỏ cửa Nho chờ khách đến, trồng cây đức để con ăn. (Mạn thuật 27.6).
cứng 勁
AHV: kính, ngạnh. cứng có các đồng nguyên tự: kính 勁 (cứng cỏi, trỏ sức lực), cương 剛 (cứng bền của lưỡi dao, cương trực), cứng 硬 (cứng, về đá) [xem TT Dương 2011b]. Ss đối ứng kɯŋ (26 thổ ngữ Mường), krɔŋ [NV Tài 2005: 204]. Như vậy, “cứng” là từ hán Việt-Mường, dạng có kr- là gốc Nam Á.
tt. trái với mềm. Non cao non thấp mây thuộc, cây cứng cây mềm gió hay. (Mạn thuật 26.4)‖ (Tự thán 93.5)‖ (Bảo kính 131.5)‖ (Trư 252.1).
tt. cứng cỏi, có khí tiết, dịch chữ kính tiết 勁節, thường lấy đốt trúc cứng để ví. Trúc Tưởng Hủ nên thêm tiết cứng, Mai Lâm Bô đâm được câu thần. (Tự thán 81.3)‖ (Tích cảnh thi 200.1)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1).
em 㛪
◎ Ss đối ứng eng (trẻ nhỏ) [HTA 2003: 159], un³ (nguồn), un³ (Mường bi), ciê (Chứt), se:m (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 237], un (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 219], tiếng Việt còn lưu tích em úm. Như vậy, em là từ gốc tày, hai hình thái còn lại trong tiếng Chứt và Vân Kiều là gốc Nam Á.
dt. vai vế trong quan hệ với huynh trưởng. Bạn tác dể duôi đà phải chịu, anh em trách lóc ấy khôn từ. (Bảo kính 180.6). x. tam.
gánh 扛
◎ Nôm: 梗 âm phiên thiết: giang, AHV: công, ABK: káng. gồng trong gồng gánh, ghính, cáng trong cáng đáng, công trong công kênh. Âm HTC: *kruŋ (Lý Phương Quế), *kroŋ (Baxter). Kiểu tái lập ở thế kỷ XV: ?gaɲ⁵ (*a-gánh), có khả năng được song tiết hoá thành *a- gánh, chuẩn đối với *cơ- lui (*klui¹). Về *?g- xin xem HT Ngọ (1999: 58, 61, 111, 114, 115), Shimizu Masaaki (2002: 768). Ss đối ứng tam, dam (21 thổ ngữ), tliəŋ (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 220]. Như vậy, “gánh” gốc Hán, “đem”/ “đam” gốc Việt-Mường. Hình thái có tl- có khả năng gốc Nam Á.
đgt. đảm đương. Gánh, khôn đương quyền tướng phủ; lui, ngõ được đất Nho thần. (Trần tình 37.3).
khói 灰
◎ Nôm: 𤌋 {火 hoả + 塊 khối}. Chữ 灰 có AHVhôi, khôi với nghĩa “lửa lụi gọi là khôi” (火之滅者為灰) [Lễ Ký- nguyệt lệnh]. Ss đối ứng kʼɔj (30 thổ ngữ Mường), buɲ (14), βuɲ (7) [NV Tài 2005: 231].
dt. <từ cổ> tro, xét “tro” còn có các đồng nguyên tự là “lọ” và “nhọ” với nghĩa màu tro than. Như vậy, “khói” gốc Hán, “tro” gốc Việt, “mun” gốc Nam Á. Tuy nhiên, “tro” vẫn luôn được dùng phổ biến, nên chuyển nghĩa thành “khí màu xám đục bốc lên từ tàn lửa tro bụi”. Mặt khác, “khói” cũng có đối ứng kʰɔj3 (Mường), kăhɔi3 (Rục), kahɔɔy (Thà Vựng) [VĐ Nghiệu 2011: 61], chứng tỏ gia nhập rất sớm. Am rợp chim kêu hoa xảy động, song im hương tịn khói sơ tàn. (Ngôn chí 17.4).
dt. hơi bốc lên từ mặt nước, hoặc khí mù. Khói trầm thuỷ quốc quyên phẳng, nhạn triện hư không gió thâu. (Ngôn chí 14.5, 19.4).
lông 󱲧 / 𬖅
◎ Ss đối ứng loŋ (29 thổ ngữ Mường), suk (1 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 235]. “lông” là từ gốc Việt-Mường, “tóc” là từ gốc Nam Á. x. tóc.
dt. sợi mọc ngoài da động vật. Ngẫm hay sự thế nhẹ bằng lông, ăn uống chăng nài bổng Vệ công. (Lão hạc 248.1)‖ (Trư 252.1).
người 人
◎ Nôm: 𠊚 / 㝵 AHV: nhân, âm HTC: njin (Baxter, Lý Phương Quế), ɳjin (Vương Lực). Xét, 人 có thuỷ âm ŋ- thượng cổ, được dùng để làm thanh phù cho 見 (目 mục +儿 nhân) và 艮 (目 mục +儿 nhân), rồi hai chữ này lại tiếp tục làm thanh phù cho các chữ có thuỷ âm ŋ- [An Chi 2006 t4: 265- 272], như nghiễn 硯, nhãn 眼, ngân 銀, ngân 垠, ngân 痕, ngân 齦, ngân 泿, trong đó nhãn có âm HTC là ngươi (con ngươi, bạch nhãn: ngươi trắng, hắc nhãn: ngươi đen), ngân 痕 ~ ngấn, ngân 垠~ ngần / ngăn, nghiễn 硯 ~ nghiên. Mặt khác, đối ứng ɲ- (AHV) ŋ- (THV) đã được chứng minh. Ss quan hệ giữa chung âm -n (AHV) -j (THV) như sau: 蒜 toán tỏi, 懶 lãn lười, 鮮 tiên tươi,眼 nhãn ngươi,… như vậy, người ~ ngươi có khả năng là âm THV có từ trước đời Tần. Ss đối ứng: ŋɯəj¹ (Mường), ŋɯəj² (Rục) [VĐ Nghiệu 2011: 57], ŋaj¹ (nguồn), mol⁵ (Mường bi), ŋa¹ (Chứt), kwai (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 235]. Các đối ứng có ŋ- đều là gốc Hán, phân biệt mới mol (người) là gốc Nam Á.
dt. Như ngươi. Mấy người ngày nọ thi đỗ, lá ngô đồng khuở mạt thu. (Ngôn chí 3.7, 5.4, 6.1, 6.6, 8.6, 21.1, 22.3)‖ (Mạn thuật 24.3, 26.8, 32.5)‖ (Trần tình 39.4, 43.5, 44.7, 45.2)‖ (Thuật hứng 47.3, 48.5, 49.4, 56.3, 61.7, 63.1, 70.3)‖ (Tự thán 71.3, 74.6, 76.1, 76.6, 85.1, 86.4, 90.5, 91.1, 91.5, 103.8, 106.6)‖ (Tự thuật 120.3, 121.5)‖ (Tự giới 127.1)‖ (Bảo kính 128.6, 129.5, 130.6, 135.4, 136.4, 137.4, 138.6, 139.1, 141.7, 145.3, 146.6, 147.1, 148.6, 149.1, 149.5, 156.1, 157.2, 160.5, 161.2, 167.1, 171.5, 172.3, 173.5, 174.4, 174.8, 175.4, 175.6, 177.7, 178.2, 179.3, 179.8, 180.3)‖ (Tích cảnh thi 203.1, 207.2, 210.2)‖ (Mai 214.7)‖ (Cúc 216.1)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1)‖ (Mai thi 224.2, 225.4, 226.1)‖ Trời sinh vật vuỗn bằng người, nẻo được thơm tho thiếu tốt tươi. (Mộc hoa 241.1).
đủ 𨇜 / 杜 / 堵
◎ Vương Lực nghi là 足, [PJ Duong 2013: 165] cho rằng “đủ” đọc theo âm HHV (late sino - vietnamese). Ss đối ứng tu, du (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 217], đo (tày, nùng) [Vương Lộc 2001: 122]. Xét trong văn liệu, “đủ” mới chỉ xuất hiện từ thế kỷ XV trở đi. Nhưng đối ứng cổ hơn của nó là “no” lại xuất hiện từ thế kỷ XII, XIII, XIV (Phật Thuyết, phú nôm đời Trần, Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục), Ss với các đối ứng của “no” trong tiếng Rục, ma lieng, có khả năng đây là từ gốc Nam Á. x. no.
tt. không ít hơn không nhiều hơn so với nhu cầu. (Ngôn chí 18.4)‖ (Thuật hứng 61.5)‖ (Tự thán 104.3)‖ (Bảo kính 150.7, 170.8, 180.3)‖ (Hoa mẫu đơn 233.3)‖ (Hoàng tinh 234.3). Trong tạo hoá có cơ mầu, hay đủ, hay dừng, mới kẻo âu. (Bảo kính 153.2), dịch chữ tri túc tri chỉ 知足知止. x. dừng.